Chia sẻ cách chọn trường du học sinh Mỹ ngành Khoa Học Máy Tính từ kĩ sư Google

acementorship
Published on
Tháng Tư 5, 2024
share :
 
Ngành Công Nghệ thông tin/Khoa học máy tính là ngành học đang rất được ưa chuộng đối với du học sinh Mỹ bởi vì cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh học sinh vẫn còn nhiều bỡ ngỡ trong việc chọn trường ĐH Mỹ để theo học ngành này.
Anh Nguyễn Văn Đông Anh– Hiện tại làm việc Kỹ sư vần mềm tại Google, và đồng thời là Advisor tại Ace Mentorship có những chia sẻ hữu ích về yếu tố chọn trường cho các em học sinh quan tâm về ngành học này.
 
—–
 
I. Chất lượng đào tạo
1. Ranking của trường/khoa/chuyên ngành
Mọi người có thể lên USNews để xem ranking overall của trường, và quan trọng hơn là ranking của khoa trong ngành CS. Ranking này mình thấy cũng đánh giá được phần nào chất lượng overall của khoa/trường. Tuy nhiên, để đi vào sâu hơn, thường khoa CS của mỗi trường sẽ tập trung vào 1 vài ngành nhỏ hơn, tuỳ thuộc vào có nhiều giáo sư tập trung vào mảng đấy hay không. Ở các trường đại học của Mỹ, thường ranking của ngành nhỏ sẽ được đánh giá cụ thể hơn qua research của các giáo sư và chương trình graduate. Ví dụ, ở UMass Amherst có rất nhiều giáo sư mạnh bên Machine Learning, Natural Language Processing, etc. Một vài giáo sư là đầu ngành của những mảng này, ví dụ thầy này: https://people.cs.umass.edu/~mccallum/
Để biết được ranking nhỏ của từng ngành thì có trang web này thống kê ranking của ngành nhỏ thông qua nghiên cứu của các giáo sư ở trường: https://csrankings.org/#/index?all&us
Theo như trang này thì ngành NLP, UMass Amherst đứng ranking 17, rất mạnh.
2. Chuyên ngành nhỏ, cơ hội làm việc, nghiên cứu với giáo sư
Như đề cập ở trên, thường các trường lớn (R1 research universities), các giáo sư đều active nghiên cứu và nhiệm vụ chính của họ là đi nghiên cứu. Các giáo sư vẫn sẽ dạy học theo lịch được giao từ khoa, ví dụ sẽ dạy mấy môn cơ bản cho sinh viên bậc đại học, và những môn nâng cao cho sinh viên cao học. Những giáo sư này đều có phòng nghiên cứu riêng với PhD students, postdocs và có nhiều các dự án nghiên cứu. Vậy nên, nếu tham gia vào những trường này thì sinh viên có cơ hội tham gia nghiên cứu cùng giáo sư. Tất nhiên việc được nhận vào lab nghiên cứu sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của từng sinh viên. Việc tham gia nghiên cứu cùng giáo sư và các PhD students sẽ có lợi cho sinh viên do những dự án đó các em có thể ghi vào trong CV, để nâng cao độ cạnh tranh khi xin việc. Ngoài ra, việc được expose với các nghiên cứu của giáo sư sẽ giúp định hình được tốt chuyên môn các bạn muốn đi sâu hơn trong tương lai.
Thế những trường không tập trung vào nghiên cứu hoặc không tập trung vào 1 chuyên ngành cụ thể thì sao? Các bạn ở những trường này có thể tự lên tham khảo những technologies gì đang được sử dụng, những môn học nào nên học để có thể tự học thêm. Còn việc làm projects để nâng cao kinh nghiệm thì các em có thể tìm mentor, hoặc các bạn cùng chí hướng để làm projects. Các bạn có thể 1) Collaborate với những thầy cô ở trường khác, hoặc trường ở Việt Nam để làm nghiên cứu nâng cao kinh nghiệm. 2) Thường một vài lớp học sẽ yêu cầu sinh viên làm các dự án. Độ lớn của dự án tuỳ thuộc vào số lượng sinh viên tham gia trong dự án đấy. Đây cũng là 1 cách để các em có thể tập trung làm để có dự án ghi vào trong CV. 3) Tự làm dự án cá nhân. Tuy nhiên dự án cá nhân cần phải làm cho chỉn chu để lúc phỏng vấn cho thấy được độ phức tạp của dự án. Tốt nhất là nên có người hướng dẫn để định hướng nên làm gì. Cá nhân mình cũng đang hướng dẫn một vài bạn làm projects để tăng độ cạnh tranh cho CV của các bạn.
II. Cơ hội thực tập
Cơ hội thực tập trong ngành CS thật sự tuỳ thuộc vào profile của mỗi cá nhân. Mỗi năm mình có giúp refer khá nhiều bạn ứng tuyển vào Google (chỗ mình đang làm), đọc gần cả ngàn CV, và giúp được gần 15 bạn vào Google, thì thường khi mình đọc hồ sơ của các bạn, mình tập trung nhìn chính vào experience/các projects các bạn đã làm xem mức độ phức tạp của các projects đến đâu, contribution của các bạn là gì, và impact như thế nào. Trường học của các bạn chỉ là 1 trong những yếu tố được xem xét (cái này tuỳ thuộc vào hiring manager, nhưng thường projects có mức độ quan trọng nhiều hơn là trường học). Thường các trường tốt, các bạn được gặp/học từ nhiều giáo sư tốt, cơ hội làm được nhiều các projects hay, khó, độ ảnh hưởng cao. Thế nên thường các bạn này có nhiều cái ghi được vào trong CV lúc apply intern hoặc apply jobs lúc tốt nghiệp.
Ở các trường bên Mỹ, thường mỗi kỳ học, các trường đều sẽ có career fair (các công ty tới trường để tuyển người). Một vài trường lớn thì 1 kỳ thậm chí có 2-3 lần. Các công ty to có thể tự tới trường vào 1 ngày riêng để giới thiệu về công ty và lấy thông tin CV các bạn muốn ứng tuyển. Thường đây là cơ hội rất tốt để các bạn có thể gặp gỡ với recruiters, nhân viên công ty để có thể có interview ứng tuyển intern/apply jobs. Các phụ huynh/các em có thể lên trang web của trường hoặc gửi thư cho ban tuyển sinh của trường để hỏi kỹ hơn về vấn đề này.
Thông thường, trường cũng sẽ có những career center, để giúp các bạn xem và chỉnh sửa CV. Tuy nhiên theo kinh nghiệm mình thấy thì thường career center cũng sẽ góp ý về mặt câu chữ, nhưng do họ không có chuyên môn nên đôi khi cũng khó đánh giá và đưa được những thông tin tốt tinh chỉnh cho CV của mình.
Vậy nên, các em vào trường nào thì ngoài việc học trên trường cũng nên tập trung việc tham gia làm projects, dự án cá nhân, làm với các anh chị đi trước, nghiên cứu cùng các thầy cô ở trường để nâng cao kinh nghiệm cho bản thân, và làm tốt hơn cho bộ hồ sơ khi đi xin việc.
Thành ra, trường rank thấp hơn không có nghĩa là các bạn không có cơ hội. Mình thấy không ít trường hợp các bạn học ở trường rank thấp hơn nhưng các bạn có sự nỗ lực và tập trung xây dựng hồ sơ nên đến lúc tìm việc hồ sơ của các bạn cũng rất cạnh tranh. Trong thời điểm hiện tại nhiều công ty ở Mỹ đang thực hiện layoff nên việc xây dựng bộ hồ sơ tốt là rất quan trọng.
III. Mức lương sau khi tốt nghiệp
Một vài phụ huynh cũng hỏi về cơ hội nghề nghiệp và mức lương, thì mức lương cho nhóm ngành CS ở các công ty lớn khá là standard không phụ thuộc là bạn học trường nào.
Ví dụ các bạn học xong bậc đại học khi được nhận vào Google có mức thu nhập là khoảng $196,000/năm (https://www.levels.fyi/?compare=Google,Facebook,Salesforce&track=Software%20Engineer). Đây là con số tham khảo, và nó cũng tuỳ thuộc vào địa điểm các bạn làm việc nữa. Các công ty startups hoặc các công ty nhỏ hơn có thể thấp hơn.
====
 
Bạn cần giúp đỡ thêm?
Chúng tôi sẽ kết nối bạn với những mentors, và chúng tôi có nhũng dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của bạn
Bạn cần giúp đỡ thêm?
Sau đây là những bài có thể bạn muốn đọc
Kể từ khi gia nhập Google, Đông Anh đã ra mắt hơn 20 mô hình Deep Learning cho 6 sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dự đoán của 40 lĩnh vực, tăng tốc độ tính toán lên 2x, và mang thêm 250 triệu đô la Mỹ vào Doanh thu...