CHIẾN LƯỢC HỌC SAT TRONG 60 NGÀY

acementorship
Published on
Tháng Sáu 10, 2024
share :

🌟 Giới thiệu:

Chuẩn bị cho kỳ thi SAT có thể là một nhiệm vụ đầy thử thách, nhưng với lộ trình chi tiết và một chút nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể đạt điểm số mục tiêu. Dưới đây là kế hoạch ôn luyện trong 60 ngày, giúp bạn tự tin bước vào phòng thi!



📅 Tuần 1-2: Khởi Động và Đánh Giá Năng Lực

  • Ngày 1-2: Thực hiện bài kiểm tra SAT đầy đủ để xác định điểm số hiện tại và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Websites như Khan Academy có cung cấp các bài ôn luyện SAT chi tiết.
  • Ngày 3: Phân tích chi tiết kết quả, xác định các lỗi thường gặp và các phần cần cải thiện nhiều nhất. Đối với Khan Academy, nó có cung cấp từng mục kiến thức đối với toán và từng chủ đề khác nhau bạn sẽ gặp trong bài thi đọc và viết để bạn có thể ôn luyện từng phần. 
  • Ngày 4-7: Lập kế hoạch học tập, bao gồm việc phân bổ thời gian cụ thể cho từng phần thi (Toán, Đọc, Viết), và dành thời gian cho những khu vực yếu nhất. Có thể cân nhắc sử dụng các công cụ như Google Calandar hoặc hand-writing notebook/planner để theo dõi.

 

📚 Tuần 3-4: Nắm Vững Các Nguyên Tắc Cơ Bản

  • Toán: Ôn tập các khái niệm và công thức quan trọng. Sử dụng các bài tập trực tuyến để củng cố kiến thức về đại số, hình học, và giải quyết vấn đề. Một số nguồn bạn có thể tìm các bài tập như College Board, UWorld, CrackSAT, Magoosh, etc.
  • EBRW: Luyện tập kỹ năng đọc hiểu, phân tích các loại câu hỏi thường gặp và các chiến thuật đọc hiệu quả. Đồng thời, cải thiện ngữ pháp và kỹ năng viết thông qua các bài tập cụ thể.
  • Đọc Đều Đặn: Hình thành thói quen đọc hàng ngày. Bạn nên đọc đa dạng các loại tài liệu như sách, báo, tạp chí khoa học, và các bài viết lịch sử.
  • Ghi Chú Khi Đọc: Khi đọc, hãy ghi chú lại các ý chính, nhân vật và sự kiện quan trọng. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng ghi nhớ và phân tích văn bản.
  • Câu Hỏi Về Chi Tiết: Học cách tìm kiếm thông tin cụ thể trong bài mà không bị sa đà vào chi tiết không liên quan.
  • Câu Hỏi Về Ngữ Cảnh Từ Ngữ: Luyện tập kỹ năng xác định ý nghĩa của từ ngữ dựa vào ngữ cảnh.
  • Đọc Lướt Trước (Skimming): Học cách đọc lướt để nắm bắt ý chính của đoạn hoặc toàn bài. Điều này giúp tăng tốc độ đọc và hiệu quả khi xử lý thông tin.
  • Đọc Kỹ (Scanning): Khi cần tìm câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể, hãy quét nhanh bài đọc để tìm thông tin cần thiết.
  • Tóm Tắt Ý Chính: Sau khi đọc xong một đoạn hoặc bài, hãy tóm tắt lại những gì bạn vừa đọc. Điều này giúp củng cố thông tin và cải thiện kỹ năng hiểu bài.
  • Học Lý Thuyết Ngữ Pháp: Nắm vững các quy tắc ngữ pháp cơ bản như thì của động từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, cấu trúc câu, sử dụng đúng dấu phẩy, và các mệnh đề. Các sách ngữ pháp và nguồn tài nguyên trực tuyến như Grammarly Blog hoặc Purdue OWL có thể rất hữu ích.
  • Bài Tập Ngữ Pháp: Thực hành ngữ pháp thông qua các bài tập trực tuyến. Websites như EnglishGrammar.org hoặc Perfect English Grammar cung cấp hàng loạt bài tập ngữ pháp miễn phí.
  • Viết Đều Đặn: Hãy dành thời gian mỗi ngày để viết. Bắt đầu với các đoạn văn ngắn và dần dần tăng chiều dài và độ phức tạp của văn bản.
  • Chủ đề Viết: Thử sức với nhiều chủ đề khác nhau, từ miêu tả cá nhân đến phân tích văn bản. Điều này giúp cải thiện khả năng thích ứng và đa dạng hóa kỹ năng viết của bạn.
  • Thực Hành Theo Chủ Đề: Thực hành các câu hỏi theo chủ đề hàng ngày, từ dễ đến khó, để xây dựng sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Sau khi luyện tập, hãy tìm kiếm phản hồi từ giáo viên, gia sư hoặc bạn bè để hiểu rõ hơn về những sai sót của mình và cách cải thiện. Phản hồi này sẽ giúp bạn nhận biết được các lỗi thường gặp và điều chỉnh phương pháp học tập cho hiệu quả hơn. Một số hội nhóm có nhiều cựu du học sinh, bạn học để các bạn có thể lên hỏi tham khảo: Hỏi Đáp Du Học Mỹ, Hội Cha mẹ Du học sinh Mỹ, Viet Career Guide

 

🏋️ Tuần 5-6: Luyện Tập Nâng Cao và Kiểm Tra Định Kỳ

  • Luyện Tập Theo Phần: Mỗi ngày, dành 1-2 giờ để luyện tập một phần cụ thể, xen kẽ giữa các môn để duy trì sự tập trung và hứng thú.
  • Bài Thi Đầy Đủ: Mỗi tuần, làm ít nhất một bài thi đầy đủ dưới điều kiện giống như thi thật để quen với áp lực và thời gian làm bài.
  • Phân Tích Sai Sót: Sau mỗi bài thi, dành thời gian để phân tích lỗi và hiểu rõ nguyên nhân để tránh lặp lại.

 

📘 Tuần 7: Ôn Tập Tổng Hợp và Củng Cố Kiến Thức

  • Ôn tập Nội dung: Quay lại với các tài liệu học tập và ghi chú của bạn, xem lại các khái niệm khó nhất.
  • Luyện tập Nâng cao: Tập trung vào các câu hỏi độ khó cao, thường là yếu tố quyết định để đạt điểm cao. Các nguồn tài liệu như Bài kiểm tra Thực hành SAT chính thức hoặc sách ôn luyện của bên thứ ba có thể cung cấp những câu hỏi này: Kaplan SAT Prep, Princeton Review – Cracking the SAT, Barron’s SAT, Magoosh SAT Prep.
  • Tinh chỉnh Chiến lược: Chú ý đặc biệt đến việc quản lý thời gian của bạn trong các bài kiểm tra thực hành. Phát triển các chiến lược để quản lý thời gian và xử lý các câu hỏi khó, như biết khi nào nên đoán hoặc bỏ qua một câu hỏi. Tập trung nhiều thời gian hơn vào các phần yếu.

 

🏁 Tuần 8: Chuẩn Bị Cuối Cùng và Điều Chỉnh Tâm Lý

  • Ôn tập Nhẹ nhàng: Tránh làm quá tải cho bản thân. Tập trung vào việc luyện tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như giải quyết các vấn đề nhanh hoặc đọc các đoạn văn ngắn.
  • Kỹ thuật Thư giãn: Bao gồm các hoạt động giảm căng thẳng, và chế độ ăn uống đầy đủ
  • Mô phỏng Ngày Thi: Hai ngày trước khi thi, hãy cố gắng mô phỏng ngày thi. Thức dậy sớm, ăn sáng lành mạnh và ôn tập nhẹ.

 

🚀 Lời Khuyên Bổ Sung:

  • Sử Dụng Các Nguyên Tắc Pomodoro: Đặt bộ hẹn giờ trong 25 phút cho mỗi phiên học tập, sau đó nghỉ 5 phút. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả học tập mà không gây cảm giác quá tải.
  • Lập Nhóm Học Tập: Học cùng bạn bè hoặc tham gia các nhóm học tập trực tuyến để có thể thảo luận, giải đáp thắc mắc và nhận được sự động viên.
  • Tài Nguyên Ôn Tập: Đầu tư vào sách và tài liệu ôn tập chất lượng, đặc biệt là từ những nguồn uy tín như College Board. Các ứng dụng học tập như Khan Academy cũng cung cấp nguồn tài liệu phong phú và miễn phí.
Bạn cần giúp đỡ thêm?
Chúng tôi sẽ kết nối bạn với những mentors, và chúng tôi có nhũng dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của bạn
Bạn cần giúp đỡ thêm?
Sau đây là những bài có thể bạn muốn đọc
Kinh nghiệm được full học bổng khi GMAT không cao như ý muốn...
Các trường hạng hai (second-tier) thường bao gồm các trường được xếp hạng từ 20 đến 40. Những trường này vẫn cung cấp rất nhiều giá trị cho các ứng viên của họ và cần được xem xét nghiêm túc....