Mai Anh – cô gái Việt giúp công ty Mỹ kêu gọi được 120 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Sequoia

Phạm Thị Mai Anh (SN 1989), quê tại Nam Định. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Mai Anh có 4 năm công tác tại một ngân hàng và tập đoàn trước khi quyết định đi du học MBA (Thạc sỹ kinh doanh) theo diện học bổng 100% học phí của trường Kinh Doanh Raymond A. Mason, thuộc trường William and Mary, bang Virgina. Đây là một trong số chương trình Quản trị kinh doanh rất uy tín của Mỹ.
acementorship
Published on
Tháng ba 7, 2024
share :

Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, Mai Anh bắt đầu công việc tại Thumbtack, một startup kỳ lân (giá trị xấp xỉ 2 tỷ USD) tại Thung lũng Công nghệ, có trụ sở chính tại San Francisco. Hiện tại Mai Anh đang đảm nhiệm vị trí Trưởng Phân tích tài chính tại đây. Công việc chính của Mai Anh là lên kế hoạch, giúp ban lãnh đạo hoạch định các chiến lược tài chính cũng như làm việc cùng với các đối tác, các quỹ đầu tư.

Cô gái Việt giúp các bạn trẻ bắt đầu “ước mơ Mỹ”

– Giấc mơ Mỹ của Mai Anh bắt đầu từ khi nào?

Tôi sang Mỹ năm 2015 theo chương trình học bổng toàn phần cho thạc sỹ của trường William and Mary. Đây là chương trình thạc sỹ toàn phần kéo dài 2 năm, trong đó tôi có cơ hội được học tập cũng các bạn đến từ các quốc gia khác nhau: Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc.. Chương trình học bao gồm các kiến thức tổng quan về quản lý kinh doanh: từ marketing; quản lý tài chính; quản lý tổ chức đến hoạch định chiến lược dài hạn…Các kiến thức và học tập cùng các bạn có kinh nghiệm khác nhau, đến từ nhiều quốc gia nền kinh tế trên thế giới, đã giúp tôi mở mang kiến thức, phục vụ cho công việc hiện nay rất nhiều.

Mai Anh - cô gái Việt giúp công ty Mỹ kêu gọi được 120 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Sequoia
Mai Anh cùng 2 thầy Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường Kinh doanh Mason William and Mary mà cô theo học.

Thời gian đầu khi mới sang, tôi cũng gặp khó khăn về việc giao tiếp do những khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Trong các buổi lên lớp, tôi có xu hướng lắng nghe, ghi chép các giáo sư giảng bài và ít khi phát biểu. Điều này, vô hình chung ảnh hướng đến điểm đánh giá học tập của giáo sư dành cho tôi (ở Mỹ, điểm phát biểu trên lớp có thể đóng góp 10-20% điểm toàn phần).

Sau một thời gian, nhận ra yếu điểm của mình, tôi đã tập trung cố gắng phát biểu trong lớp nhiều hơn. Bên cạnh đó, tôi tích cực trao đổi học tập với các bạn khác để rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh của mình. Sang năm thứ hai, tôi chuyển chỗ ở và thuê chung nhà với một bạn nữ người Mỹ để thông qua đó tìm hiểu thêm về văn hóa các bạn ở đây. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với cá nhân tôi học tập, trưởng thành.

– Mai Anh hãy “bật mí” một chút về công việc hiện tại của mình, vị trí chuyên môn mà Mai Anh đảm nhận là gì? Để vào vị trí đó, Mai Anh có gặp nhiều khó khăn không?

Tôi bắt đầu làm việc tại Thumbtack với vị trí chuyên viên phân tích tài chính ngay sau khi hoành thành khóa học thạc sỹ. Sau 3 năm, hiện tại tôi là Trưởng phân tích tài chính, được làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo cấp cao của công ty. Công việc chính của tôi là lên kế hoạch, hoạch định các chiến lược tài chính cho công ty. Đối với tôi, làm việc cho một startup kỳ lân cho tôi nhiều cơ hội để phát huy bản thân, được giao trọng trách và làm những dự án có tính ảnh hưởng cao với công ty. Một trong số cơ hội đó là khi tôi nằm trong nhóm chủ chốt lập kế hoạch tài chính và kinh doanh giúp công ty kêu gọi được 120 triệu USD từ Sequoia – quỹ đầu tư hàng đầu thế giới.

Mai Anh - cô gái Việt giúp công ty Mỹ kêu gọi được 120 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Sequoia

Mai Anh cùng các bạn đồng nghiệp tại Thumbtack.

Tìm kiếm việc trong ngành tài chính không dễ dàng và có tính cạnh tranh cao, nhất là đối với các bạn trẻ từ các quốc gia khác ngoài Mỹ do vấn đề visa. Tôi nhớ thời điểm đó tôi phải gửi cả trăm hồ sơ xin việc đến các công ty khác nhau, nhưng rất nhiều công ty từ chối hồ sơ do họ không muốn tài trợ người ngoại quốc cho vị trí này. Ngay cả khi được vào tới vòng phỏng vấn, bạn phải cạnh tranh với cả người bản xứ. Bạn phải chứng minh giá trị mà bạn có thể mang tới công ty.

Điểm mạnh của các bạn trẻ tới từ Việt Nam như tôi có lẽ là kỹ năng tính toán và phân tích dữ liệu. Nhưng như thế không phải là tất cả. Làm việc ở vị trí tài chính yêu cầu bạn cần phải hiểu cả về kinh doanh, tầm nhìn chiến lược công ty, biết cách hợp tác với ban phòng ban khác nhau trong. Đây thường là kỹ năng mà các bạn trẻ từ Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần phải hoàn thiện hơn.

– Từng trải qua những khó khăn tìm việc tại Mỹ, nên điều đó là lý do khiến Mai Anh thành lập lên ACE Mentorship? Sau khi thành lập, ACE đã có những hoạt động và đạt được những kết quả gì?

Tôi thành lập ACE Mentorship vào năm 2017, sau khi tốt nghiệp thạc sỹ và bắt đầu làm việc tại Thumbtack. Tôi thành lập ACE với mục đích chính là muốn giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam muốn sang Mỹ du học và làm việc có được sự hướng dẫn, hỗ trợ từ chính những bạn đi trước đã và đang rất thành công với công việc trên đất Mỹ. Từ đó tới nay tôi đã tổ chức được hơn 10 sự kiện chia sẻ.

Khách mời thường là các bạn đã du học MBA đang làm ở Mỹ. Ví dụ có bạn Darren Le – MBA Berkeley giờ làm Product Manager ở Datavisor; hay như bạn Van Tran – MBA Wharton, làm Finance Manager ở Amazon.

Ngoài ra chúng tôi còn giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam đc học bổng bán phần tới toàn phần.

Thời điểm 2015, khi tôi nộp hồ sơ sang Mỹ, hay sau đó 2016-2017, khi tôi đi tìm việc, tôi khá chật vật vì thiếu định hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu và như thế nào. Thậm chí tôi từng có ý định bỏ cuộc. Lúc đó tôi từng ao ước có ai đó đi trước chia sẻ kinh nghiệm với mình thì thật tốt. Nên tôi hi vọng chương trình ACE sẽ là cầu nối giữa những bạn đã thành công và các bạn trẻ khác bắt đầu “ước mơ Mỹ”.

Giáo dục Mỹ là một trong số những nền giáo dục lớn. Các công ty tại Mỹ cũng là các công ty lớn toàn cầu. Vì thế học tập và làm việc trong môi trường này sẽ là cơ hội tối để các bạn trẻ học hỏi và phát triển bản thân. Về lâu về dài, khi các bạn ấy thành đạt có thể quay lại và giúp phát triển thêm kinh tế Việt Nam.

Ba điều quan trọng nếu muốn tìm việc ở Mỹ

– Cơ hội việc làm tại Mỹ rất khó khăn, Mai Anh có thể chia sẻ bí quyết xin việc tại Mỹ cho các bạn trẻ Việt Nam? Mai Anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ muốn làm việc tại Mỹ?

Như tôi có chia sẻ bên trên, tìm việc ở Mỹ không dễ dàng cho các bạn trẻ đặc biệt nếu bạn cần phải được tài trợ visa để có thể ở lại làm. Tuy nhiên khó không có nghĩa là không thể, rất nhiều bạn bè Việt Nam của tôi, nếu họ thực sự cố gắng, và có chút may mắn thì đều tìm được công việc tốt phù hợp.

Mai Anh - cô gái Việt giúp công ty Mỹ kêu gọi được 120 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Sequoia
Mai Anh chụp ảnh cùng các bạn trẻ tại Hà Nội, tham gia buổi chia sẻ về du học của ACE Mentorship.

Về cá nhân tôi, tôi nghĩ có ba điều quan trọng nếu bạn muốn tìm việc ở Mỹ. Thứ nhất là phải nỗ lực nỗ lực, nỗ lực gấp bội: trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm bản thân bởi vì người tuyển dụng sẽ chỉ tuyển những người tốt và phù hợp với công việc nhất. Bạn phải đánh giá xem công việc nào là phù hợp với kinh nghiệm cũng như mong muốn cá nhân. Hãy tìm hiểu xem làm công việc đó bạn còn thiếu những kỹ năng gì, từ đó bổ sung thêm. Khoảng thời gian đi tìm việc mảng tài chính, nhận thấy mình chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong mảng này, tôi đã phải xin làm việc trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư tại trường dù tiền thù lao rất ít với mong muốn là có thêm kinh nghiệm bổ sung vào hồ sơ của mình. Tôi nghĩ đây là điểm cộng lớn giúp hồ sơ của tôi được đánh giá cao hơn.

Thứ hai là chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn phù hợp với các công ty Mỹ. Từ việc mô tả kinh nghiệm, các dự án bạn đã làm, các kỹ năng bạn có để có thể thuyết phục người tuyển dụng là bạn là ứng viên phù hợp.

Cuối cùng, điều bạn cần làm đó là sự kiên trì. Không gì là có thể đến dễ dàng cả. Nhưng nếu bạn có kế hoạch cụ thể, chăm chỉ cố gắng thì sẽ có thể “hưởng trái ngọt.”

Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, ở bên Mỹ, tôi rất nhớ Việt Nam

– Thành công trên nước Mỹ, Mai Anh có hay về Việt Nam thăm gia đình?

Trong thời gian đi học 2015-2018 do khoảng cách địa lý và xin visa, tôi về thăm nhà được 1 lần. Nhưng từ năm 2019 đến nay, do công việc và cuộc sống ổn định hơn, cộng với việc đã có thẻ xanh tiện cho việc đi lại, tôi cố gắng về thăm nhà mỗi năm ít nhất một lần. Từ nay tới cuối năm, hi vọng dịch bệnh được kiểm soát để tôi có thể về thăm nhà.

Mẹ, em trai, và gia đình tôi hầu hết vẫn ở Việt Nam, nên về lâu về dài, nếu công việc cho phép, tôi hi vọng sẽ được về thăm ở lại Việt Nam dài hơn.

Mai Anh - cô gái Việt giúp công ty Mỹ kêu gọi được 120 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Sequoia
Mai Anh cùng gia đình và bạn bè nấu bánh chưng dịp Tết tại Mỹ.

– Điều mà Mai Anh nhớ nhất ở Việt Nam là gì? Điều gì gia đình Mai Anh gìn giữ khi sống ở nước ngoài?

Có rất mọi điều ở Việt Nam: các món ăn, văn hóa, con người, bạn bè , gia đình, và đặc biệt là nhớ không khí Tết cổ truyền. Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, ở bên Mỹ, tôi rất nhớ Việt Nam. Nhớ không khí se se lạnh, nhớ mai, đào quất, nhớ bánh chưng, đi lễ chùa.. Những lúc đó tôi ước được bay về Việt Nam ngay. Tuy nhiên ở bên Mỹ tầm đó là ngày đi làm việc bình thường, nên xin nghỉ 1-2 tuần để về Việt Nam là không dễ.

Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn cố gắng giữ gìn bản sắc. Chúng tôi cũng nấu bánh chưng, cũng làm làm mâm cơm cũng đêm 30 Tết, cũng đi lễ ở một ngôi chùa của người Việt cách nhà tôi 1 tiếng lái xe. Dù là không thể so sánh được, nhưng cũng giúp vơi đi nỗi nhớ nhà.

Xin cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện này!

Nguồn: Báo Times Vietnam

Bạn cần giúp đỡ thêm?
Chúng tôi sẽ kết nối bạn với những mentors, và chúng tôi có nhũng dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của bạn
Bạn cần giúp đỡ thêm?
Sau đây là những bài có thể bạn muốn đọc
Phạm Thị Mai Anh (SN 1989), quê tại Nam Định. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Mai Anh có 4 năm công tác tại một ngân hàng và tập đoàn trước khi quyết định đi du học MBA (Thạc sỹ kinh doanh) theo diện học bổng...